TOP 3 công cụ kiểm tra tốc độ Website nhanh nhất năm 2022

Tốc độ tải trang của một website rất quan trọng đối với khách hàng và với công cụ tìm kiếm. Tăng tốc độ tải trang giúp làm giảm tối đa tỷ lệ thoát trang web và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng website của bạn. Website được Google đưa lên Top đó là những website đã được tối ưu, nội dung dễ hiểu, tiện lợi nhất cho người dùng.

Vậy làm như thế nào để kiểm tra được tốc độ website bạn nhanh hay chậm.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn những công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí hàng đầu năm 2022.

Google PageSpeed ​​Insights

Google PageSpeed ​​Insights là một công cụ đo lường khả năng làm việc, kiểm tra tốc độ website được Google phát triển đáng tin cậy hiện nay.

cung-cu-kiem-tra-toc-do-website-tot-nhat-nam-2020

PageSpeed Insights sẽ chấm theo thang điểm từ 0 đến 100 điểm. Công cụ này sẽ cho bạn biết tốc độ website của bạn trên máy tính và thiết bị di động với tốc độ là nhanh, trung bình hay chậm. Công cụ PageSpeed Insights có ưu điểm nổi bật là cung cấp các thông số kỹ thuật của website và đề xuất ra các giải pháp để cải tiến. Từ đó giúp cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm Google. 

PageSpeed cung cấp thông tin về website theo trình tự : 

  • Speed score: Điểm tốc độ dựa trên dữ liệu Lighthouse lab
  • Field data ( dữ liệu trường) : Dựa trên trải nghiệm thực tế của người dùng Chrome trong vòng ít nhất 30 ngày. 
  • Lab data ( dữ liệu thử nghiệm) : Lab data dựa trên số liệu phân tích từ Lighthouse trên thiết bị di động, mạng di động (3G).
  • Opportunities ( Cơ hội ): Những đề xuất này có thể giúp website của bạn có tốc độ tải nhanh hơn, chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến điểm hiệu suất.
XEM THÊM:  Thiết kế website chuẩn SEO cần có những yếu tố nào?

Mỗi đề xuất sẽ đi kèm với thời lượng tải thực tế để bạn lấy làm thông số so sánh.

Diagnostics (Chẩn đoán): Phần này là đưa ra những đề xuất để bạn bổ sung vào website.

Passed audits: Nội dung này sẽ như một bản tổng thể check lại các vấn đề về hiệu năng mà bạn đã đạt 

Từ những thông tin được đánh giá và đề xuất của công cụ này mà bạn có hành động nhằm tối ưu được tốc độ tải trang của website bạn.

GTmetrix

Gtmetrix là một trong những công cụ giúp kiểm tra tốc độ, hiệu suất của website được tin dùng hiện nay. Dựa vào điểm mà công cụ này đánh giá thì bạn có thể phân tích được ưu, nhược điểm mà trang web của bạn đang gặp phải. Kết hợp với những hướng dẫn từ công cụ này bạn có thể cải thiện những vấn đề của website đang gặp phải. 

cung-cu-kiem-tra-toc-do-website-nhanh-nhat-hien-nay

GTMetrix sẽ phân tích, đánh giá website của bạn dựa vào 5 điểm sau:

  • PageSpeed Score: kiểm tra tốc độ tải trang của website
  • YSlow Score: xử lý các file trên trang và đưa ra đề xuất
  • Fully Loaded Time: tính tổng thời lượng tải trang.
  • Total Page Size: tính dung lượng tải trang.
  • Requests: kiểm tra số lượng phần tử cần xử lý trên trang.

Với một website, số điểm PageSpeed Score và YSlow Score cao cho thấy trang web đó đang hoạt động rất tốt.

Trong đó khi kiểm tra PageSpeed Score cần quan tâm đến 5 đánh giá sau đây:

  •  Leverage browser caching: Phân tích bộ nhớ đệm 
  • Serve scaled images: Phân tích, kiểm tra tỷ lệ ảnh thu nhỏ. 
  • Optimize images: Đánh giá về tối ưu hóa hình ảnh.
  • Defer parsing of JavaScript: Phân tích các đoạn mã JavaScript toàn bộ trang web
XEM THÊM:  Seo Google map là gì? Cách Seo google map siêu hiệu quả 2022

GTMetrix giúp bạn liệt kê ra những phần chưa được tối ưu, những vấn đề nào trên website đang phải cần khắc phục cũng sẽ được trình bày chi tiết. 

Trong khung YSlow Score bạn cần quan tâm những mục sau: 

  • Add Expires headers: chỉ ra  những tiêu đề hết hạn.
  • Make fewer HTTP requests: Chỉ dẫn sửa lỗi và thực hiện yêu cầu HTML.
  • Use a Content Delivery Network (CDN): Phân tích sử dụng mạng CND.
  • Minify JavaScript and CSS: Phân tích cách giảm thiểu JavaScript và CSS
  • Use cookie-free domains: Hướng dẫn sử dụng cookie tên miền.
  • Configure entity tags (ETags): Phân tích cấu hình thẻ Etabs.

Dựa vào những thông tin và đề xuất của công cụ này giúp bạn cải thiện trang web để tối ưu tốc độ tải trang của bạn.

Pingdom Tool

Pingdom là công cụ kiểm tra tốc độ tải trang của một trang web, giúp thông kê toàn bộ số liệu về thời gian load, tốc độ load cho phép, dung lượng objects, số lượng objects của website,…Pingdom sử dụng hơn 70 địa điểm bỏ phiếu toàn cầu để kiểm tra và xác minh trang web của khách hàng.

ping-dom-cong-cu-kiem-tra-toc-do-website-hieu-qua-nhat-hien-nay

Khi kiểm tra một trang web thì cho ra kết quả với lượng thông tin như sau:

  • Performance grade (điểm hiệu suất và xếp hạng)
  • Page size ( kích thước trang) 
  • Load time chỉ thời gian cần để tải toàn bộ trang
  • Requests là số lượng kết nối trong trang (các link ảnh, CSS, JS, …

Xuống tiếp bên dưới là phần đánh giá điểm số và những vấn đề mà web đang gặp phải, điểm thấp thì chính là vấn đề mà web mình cần phải cải thiện nó.

Phần bên dưới nữa là Content size by content type (Kích cỡ nội dung theo kiểu nội dung). Ở phần này, cần xem nội dung nào đang chiếm nhiều dung lượng nhất ít nhất. Ngay bên tay phải là thống kê về số lượng request theo kiểu nội dung (request by content type) .Tiếp theo là phần kích thước nội dung theo tên miền ( content size by domain). Mỗi nội dung sẽ đi kèm với phần trăm dung lượng chiếm trong web và size và yêu cầu tương ứng với mỗi nội dung.

XEM THÊM:  Yoast SEO là gì? Cách sử dụng Yoast SEO để tối ưu hóa bài viết

Tiếp đến là phần cuối, là nơi mà có khả năng tìm được nhiều vấn đề liên quan đến tốc độ nhất. Phần này thống kê rất chi tiết thời gian liên quan đến từng thành phần của website. 

Ở phần Sort by có rất nhiều tiêu chí thống kế được sắp xếp theo thứ tự để bạn lựa chọn như : Load order (thứ tự tải về), Load time ( thời gian tải về), thời gian truy vấn DNS ( DNS Time)….

Còn Rising theo mặc định từ nhỏ đến lớn, từ trước đến sau, nếu bạn bỏ tick nó sẽ sắp xếp ngược lại.

Filter được dùng để lọc, bạn muốn xem riêng từng nội dung thì cho nội dung bạn cần lọc vào ô này để xem thống kê về nội dung này hiển thị như thế nào.

Còn ở phần Legend, thời gian của từng nhiệm vụ được định nghĩa như sau:

  • DNS: Thời gian tìm kiếm thông tin DNS
  • SSL: Thời gian thực hiện tạo kết nối bảo mật SSL
  • Connect: Thời gian kết nối với máy chủ
  • Send: Thời gian gửi dữ liệu yêu cầu cho máy chủ
  • Wait: Thời gian đợi dữ liệu từ máy chủ kết xuất xong
  • Receive (nhận được): Thời gian nhận dữ liệu từ máy chủ 
  • Blocked ( bị chặn) : Thời gian chưa sẵn sàng gửi

Nhờ những thông tin được cung cấp từ công cụ này bạn có thể tùy chỉnh sau hơn trang web của bạn để tối ưu tốc độ tải trang.

Ngoài 3 công cụ trên thì còn rất nhiều công cụ khác cũng hỗ trợ kiểm tra tốc độ tải trang như Dotcom Tools, Dareboost, web speed test, site 24×7,…

Trên đây là những công cụ phổ biến hiện nay được sử dụng rộng rãi trong việc kiểm tra tốc độ tải trang của website. Mỗi công cụ sẽ có ưu, nhược điểm riêng và đặc trưng riêng, vậy nên hãy chọn cho website công cụ phù hợp để tối ưu tốc độ tải trang của website bạn. 

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN